View Edit Attributes History Attach Print Search | ||
Menu | VH / PHỤLỤC | |
Menu
Options |
Phụ LụcĐạo Phật đi vào lòng người không phải vì phần xuất thế¸ cao siêu, mầu nhiệm của con đường đạt đến chân như, mà có lẽ vì phần nhập thế đầy tính người: Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Từ Bi… Trong mọi hạnh lành đó, chữ Hiếu và chữ Nhân được dân gian đề cao bởi nó bao gồm cả 2 ý nghĩa: tự lợi và lợi tha. Khi một vị tu hành đắc đạo vị đó có thể độ cho người thân của mình : gồm 2 đấng sinh thành, anh chị em, thân bằng quyến thuộc và hơn nữa có thể độ tất cả chúng sinh còn trầm luân trong bể khổ trần gian. Trong Kinh Phổ Môn, Đức Phật Thích Ca đã nói về hạnh nguyện độ sinh của Đức Quán Thế Âm và vô số hóa thân của Ngài thể hiện bằng tướng nghìn mắt, nghìn tay có nghĩa là Ngài có đầy đủ thần thông để nghe thấy và cứu giúp những ai niệm danh hiệu Ngài trong lúc nguy nan, đau khổ. Dân gian thường gọi Ngài là “Đức Phật Bà” và mỗi khi gặp nguy hiểm hay tuyệt vọng khổ đau, người ta thường thành tâm niệm danh hiệu của Ngài là “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát” thì đều cảm thấy an tâm đôi khi thoát khỏi nạn tai một cách mầu nhiệm. Có lẽ là do tâm thành của người niệm đã chiêu cảm với nguyện lực của Đại Bồ Tát Quan Thế Âm chăng? Câu truyện truyền thuyết về Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện trên đây trong kinh Lăng Nghiêm có ghi lại. Đó là phép phật nhiệm mầu, lạ lùng để cảm hoá vua Trang Vương giác ngộ chánh đạo, vừa cứu Ngài khỏi căn bệnh hiểm nghèo, vừa đưa người thoát khỏi chốn trầm luân sinh tử, vừa cho Ngài thấy được sự thiên biến vạn hoá của người đã đắc đạo. Thật là phi thường! Ngày nay, ở các chùa thường tạo hình tượng Ngài với hình tướng nghìn tay, nghìn mắt mang ý nghĩa : “Phép Phật linh thiêng, mầu nhiệm tưởng như không mà lại có, tưởng như có mà thật ra chỉ là giả tướng nhất thời. Không nên cố châùp để vướng mắc lỗi lầm, luôn làm điều thiện để tạo công đức hồi hướng cho chúng sinh và xả bỏ mọi ý tưởng yêu ghét.” Dịch từ “Truyện thơ khuyết danh “Nam Hải Quán Thế Âm” Diễn xuôi:Vân Hà (Trần Thị Hồng Anh) --- Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thốt theo chánh pháp, là con đường của mọi người Phật tử. Khơng cĩ lịng hiếu thảo với cha mẹ thì khơng thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Là người Phật tử, chúng ta luơn thực hành các thiện pháp, mà trong kinh "Nhẫn nhục" nĩi rằng : "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam. Quan niệm về đạo hiếu của nhà Phật được đề cập đến trong nhiều kinh, luận, nhưng thể hiện rõ nét, phổ biến nhất qua hai cuốn kinh : Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ. Đây là hai bộ kinh mà khơng người Phật tử nào khơng biết, thường được đọc, tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan. Kinh Vu lan nĩi về Ngài Mục Kiền Liên, một đệ tử ưu tú của Đức Phật, sau khi đắc đạo, thấy mẹ của mình sống trong cảnh giới quỷ đĩi, thân hình tiều tuỵ khổ sở. Ngài sử dụng thần thơng của mình, đưa bát cơm dâng cho mẹ. Mẹ Ngài được cơm, lịng tham khởi lên, nên cơm chưa tới miệng đã hố ra lửa, nên khơng ăn được. Từ đĩ, Ngài xin Phật cho phép các phật tử sau này được thực hành phương pháp báo hiếu cha mẹ bằng cách cúng dường Vu – Lan - Bồn để báo đáp ơn cha mẹ. Đức Phật khen ngợi và chấp thuận. Cũng từ đĩ, ngày rằm tháng bảy là ngày báo hiếu truyền thống cuả Phật Giáo. Nhân dịp rằm tháng bảy, mùa Đại lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, chúng ta cùng nhắc nhở nhau ý nghĩa cao quí Ngày Đại lễ, mùa xá tội vong nhân… để thắp nén hương lịng, hồi hướng cơng đức cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp được siêu sinh tịnh độ, cho cha mẹ hiện tiền của chúng ta được đạo tâm tăng trưởng, cho hạt giống bồ đề mọc lên tươi tốt, cho hạnh từ bi, bố thí, nhẫn nhục, trì giới,…phủ khắp bầu trời trần gian này để hạt giống trí huệ bừng nở xua đi bĩng tối của hận thù, vơ minh và đau khổ. Xin cài lên áo anh, áo chị… đố hoa hồng của lòng yêu thương để cùng tưởng nhớ, về cha mẹ của mình trong mùa báo hiếu. Thuở tiền kiếp làm nghề đánh cá |
|
View Edit Attributes History Attach Print Search Page last modified on July 16, 2015, at 03:53 PM |