Search:
View  Edit  Attributes  History  Attach  Print  Search
Menu VH / Đoạn7BỊĐUỔIRAVƯỜNSAUCÔNGCHÚAVẪNMỘTLÒNGTHEOPHẬT

Menu

Options

edit SideBar

7. Bị Đuổi Ra Vườn Sau, Công Chúa Vẫn Một Lòng Theo Phật

Công chúa Diệu Thiện từ lúc bị vua cha đày ra sau vườn càng cảm thấy thương cha hơn bao giờ hết. Nàng suy nghĩ đến đạo hiếu theo lẽ thường tình của con người. Nếu như thuận theo lời cha thì trọn hiếu chỉ trong một kiếp này thôi, chỉ làm vui lòng cha trong nhất thời. Nhưng kiếp luân hồi thì triền miên không dứt, bởi vua cha cầm binh trăm trận, sát phạt rất nhiều, biết bao người đã chết oan khuất trong trận mạc, dưới đường gươm mũi kiếm vô tình của cha? Nghiệp chướng sâu dầy đó sẽ lôi kéo người trầm luân mãi hết kiếp này sang kiếp khác biết ngày nào ra? Người trần thế, mắt nhìn không qua một kiếp, ta dù có biết được điều đó, nói ra có mấy ai chịu tin? Không khéo họ còn báng bổ cho rằng ta nói lời hư dối thì nghiệp chướng họ lại còn nặng nề hơn. Thôi thì ta cứ đành im lặng chịu khổ một mình, miễn sao giữ được lời nguyện tu tâm dưỡng tánh cho đến ngày đạt thành Phật quả. Chừng đó, ta mới có thể may ra cứu giúp được cha mình. Trước là ta tùy nguyện giúp được nước nhà cứu độ muôn dân, sau là cứu độ người thân trong hoàng tộc. Vâng lời cha kén chọn phò mã chỉ là thực hiện chữ hiếu nhỏ bé hạn hẹp tầm thường, nuôi chí xuất gia để sau này thành đạt, trở về cứu độ mẹ cha, muôn dân mới là giữ được đạo hiếu lớn, mới là con đường báo ơn sinh thành hiệu quả nhất. Công chúa một mình ở sau vườn, ngày đêm nghiên cứu kinh sách, thâm hiểu Phật pháp. Nàng say sưa học hỏi giáo lý của đức Phật không hề xao lãng. Nàng hiểu rằng chúng sinh do nghiệp chứơng sâu dầy nên khó mà gặp được Phật pháp, hoặc có gặp cũng khó mà tin được sự mầu nhiệm của Đạo Pháp, do đó mà cứ mãi đắm chìm theo tiền tài, danh lợi, sắc dục phù hoa của cõi trần, của kiếp người ngắn ngủi không quá trăm năm. Công chúa niệm Phật tụng kinh không nhàm mõi. Quanh nàng có gió mát trăng thanh, làm bạn, làm đèn để nàng đọc kinh sách hằng đêm. Tuy bị cha nàng đày đọa nhưng công chúa lấy làm mừng là nhờ thế nàng thoát khỏi chốn trần duyên. Ở một mình sau vườn, nàng càng có nhiều thời gian tu học, càng tinh thông giáo lý Phật Đà và càng củng cố vững chắc niềm tin quyết tâm tu dưỡng đạo đức bản thân của mình.

Từ ngày công chúa bị đày ra ở một mình sau vườn hoàng hậu ngày đêm thương nhớ con, âm thầm đau khổ. Bà truyền lệnh cho 2 thị nữ ra thăm công chúa thay mình, để xem nơi ăn, chốn ở của nàng có được ổn định không? Hai người thị nữ vâng lệnh hoàng hậu ra vườn, bước vào căn tịnh thất đơn sơ của công chúa thầm thì khuyên nhủ : “Sao công chúa không vâng lệnh đức vua để được trở vào lầu son, gác tía cung điện êm ấm, mà lại chịu khổ cực ngoài chốn thanh vắng làm bạn với cỏ hoa thế này?” Công chúa thực tình bày tỏ ý mình: “Tính tôi ưa nơi thanh vắng để tu tâm, dưỡng tính, không thích nơi lâu đài ồn ào, náo nhiệt với đầy những hầu gái, hầu trai lễ nghi phiền phức. Người hầu cận càng nhiều, thì phiền não do họ gây ra càng nhiều. Nếu ta trách mắng rầy la, họ sinh lòng oán hận muôn kiếp không quên. Thế là phải luân hồi trở lại để ơn đền, oán trả đến bao giờ cho hết? Sách có câu “nhất nhật tu nhân” có nghĩa là một ngày tu nhân tích đức thì có thể thu ngắn được số kiếp luân hồi, và nếu ai cũng biết tu nhân tích đức như thế thì chẳng bao lâu sẽ thoát được hệ lụy của chốn thế gian. Ta kể từ khi thóat khỏi chốn lợi danh nào khác chi ra khỏi địa ngục, được lên chốn thượng giới. Cả ngày làm bạn cùng gió mát trăng thanh, ta sống tự tại, hồn nhiên không lụy phiền bởi người thế gian. Tấm lòng ta trong sạch, một lòng vì đạo pháp và chúng sinh có trời đất minh chứng cho ta”. Biết công chúa đã quyết chí tu học, hai thị nữ lui về tâu cùng hoàng hậu: “Bẩm hoàng hậu, hai chúng tôi đã dỗ dành hết lời nhưng công chúa cứ khăng khăng cương quyết tu học. Chúng tôi đã một mực thưa đi, thưa lại những điều hoàng hậu dạy bảo nhưng công chúa vẫn không lay chuyển, chỉ một lòng say mê học tập kinh điển của Đạo Phật mà thôi.”.