Search:
View  Edit  Attributes  History  Attach  Print  Search
Menu Main / SóngDậyTừĐâu

Menu

Options

edit SideBar

Sóng dậy từ đâu

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 113 | NGUYÊN CẨN

Biển Đông không yên tĩnh

Sự kiện một phái đoàn quan chức Việt Nam tham quan tàu sân bay USS George Washington thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ ngoài khơi Đà Nẵng, tiến hành các cuộc trao đổi hội thảo với Hải Quân của họ đã gây nên bất bình với người “anh em” Trung Quốc. Báo chí nước này cáo buộc VN “thách thức chủ quyền Trung Quốc” tại quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam). Hai sự kiện không có liên quan nhưng lại được tờ China Daily ngày 9 tháng 8 nhận định “ Được Hoa kỳ hậu thuẫn, Việt Nam cố tình dựng lên vấn đề Biển Đông, nhắm tới quốc tế hóa vấn đề này làm một đối tượng mạnh mẽ hơn với Trung quốc”. Ngoài ra họ còn cho rằng “Việt Nam đã tie1n61 hành các bài thực hành quân sự với kẻ – thù- một thời ở biển Nam Trung Quốc (thật ra là biển Đông), nơi mà chủ quyền của Trung Quốc trên các hòn đảo giàu tiềm năng dầu khí nằm kế bên những hải tuyến huyết mạch đang bị các nước Đông Nam Á (ASEAN) thách thức”. (China Daily số ra ngày 19-8).

Vấn đề không nằm ở việc Hải quân Hoa Kỳ thăm VN mà nằm ở những suy nghĩ không đúng bản chất vấn đề. Năm nào chẳng có tàu nước ngoài vào thăm VN, kể cả tàu Trung Quốc? Nhưng Phải chăng xuất phát từ việc nhìn nhận Biển Đông như cái “ao nhà” mình và cho rằng đó là “lợi ích cốt lõi” (core interets) trong mọi đàm phán thương thuyết…Biển Đông vì thế đang trở nên không yên tĩnh ngoài các cuộc tập trận Hoa Kỳ- Hàn Quốc, hoa Kỳ- Nhật Bản…các đợt nã trọng pháo của Bắc Triều Tiên xuống …biển (!).

Sóng ở trong lòng

Khi Thâm Tâm tiễn bạn lên đường, chàng phân vân:

“Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?”

Tiếng sóng khởi lên từ ý niệm chia ly, từ nỗi cảm hoài của tuổi trẻ trước thời cuộc ngổn ngang bao nỗi. Sóng dội từ tâm hay nói cách khác chính là cơn sóng ấy. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có lần đi ngang qua chùa mà cảm khái:

Biển sóng, biển sóng đừng xô tôi

Đừng xô tôi ngả dưới chân người…

Giữa đời chơi vơi, người nghệ sĩ cầu mong tâm hồn mình thanh thần bình yên sau biến động sau biến động của lòng người, của tình trường cùa cuộc đời nhiểu nhương đang vây bủa mà trái tiam nghệ sĩ vốn mỏng manh dễ tổn thương.

Đấy là những ba đào dấy lên từ lòng mình mang lại hậu quả tốt hoặc xấu tùy theo ý nghiệp.

Song đó xuất phát từ một niệm, nhưng có thể hóa thành cuồng lưu cuốn cả tâm hồn một con người, cả vận mệnh một dân tộc vào những tham vọng nguy hiểm và đưa lịch sử những ngày tăm tối. Hãy nhớ Thành Cát Tư Hãn hay Hitler, chỉ vì muốn thỏa mộng bá quyền, đã gây nên bao nhiêu đồ thán. Theo nhà Phật, ý dẫn đầu mọi nghiệp, vì Tham, Sân, Si chính là 3 dòng cuồng lưu cuốn chúng ta vào Ác đạo – con đường khổ đau, cũng giống như dòng sông chảy xiết sẽ cuốn theo nó những nhánh cây ngọn cỏ rơi vào trong đó. Người tham lam luôn nói: “Tôi muốn”, “Tôi phải có”, “Cái đó là của tôi…”. Một nhà thơ Ba Tư từng viết “Một đồng bạc nhỏ thôi cũng đủ cho người ăn xin thỏa mãn, trong khi Farudin với cả vương quốc của ông cũng chỉ hài lòng phân nữa”. Người tham lam luôn tích cóp, vơ vét những thứ của mình và kể cả không phải của mình, không hề quan tâm đến nỗi buồn hay sự khổ đau của kẻ khác. Đọc báo ta thấy có những nơi lập quy hoạch đưa dân ra khỏi rừng rồi lấy hàng trăm hecta rừng phân phát cho nhau mà vẫn không thỏa mãn (sự việc xảy ra ở Bình Phước, Thừa Thiên…) “Tham lam cũng giống như áng mây mù dày đặc nhưng đôi lúc chúng ta thường gặp ở miền đồi núi, khiến chúng ta không thấy rõ đường đi trước mặt mình; hoặc ở biển vào những ngày sương mù, khi người ta không thể thấy vật gì nằm ở phía trước và hai chiếc tàu có thể đẳng nhau, có thể cả hai đều bị chìm. Con người khi đã mù quáng vì lòng tham, không hiểu rằng mình sẽ về đâu, và nơi đâu có nhiều người mù quáng vì lòng tham…ở đó sẽ có ganh tỵ và chống đối, bởi vì để thỏa mãn lòng tham, họ không ngần ngại tàn hại lẫn nhau và quả khổ đang chờ họ”. (U. Thittila – Phật pháp giảng giải – bản dịch của Tỳ kheo Pháp Thông).

Lòng tham khi không được thỏa mãn dễ dẫn tới dòng cuồng lưu thứ hai: Sân hận. Từ đó tranh chấp xảy ra không ngừng trong tập thể, trong xã hội, giữa ngừơi với người, và giữa các quốc gia với nhau. Thế giới có thễ “phẳng” nhưng không “lặng”, vì không thể sống trong yên bình nếu lòng tham và sân hận ở khắp nơi. “Chân lý thuộc về kẻ mạnh” là điều mà ai trong chúng ta cũng sợ khi tham vọng của một cá nhân, một tập thể, một đẳng phái, một tôn giáo hay một đất nước vượt qua khuôn khổ tôn trọng lẫn nhau, chà đạp lên quyền lợi người khác. Chúng ta biết rằng gốc của Tham và Sân chính là Si. Khi rơi vào vòng xoáy si mê, người ta không còn phân biệt đúng hay sai, chính tà. Hình tượng Nhạc Bất Quần trong Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung với tham vọng “muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ”, giả vờ làm người thiện nhưng lòng đầy cạm bẫy giết cả đồng môn, vợ con, đồ đệ của mình để lên ngôi Minh chủ là đại diện cho những kẻ si mê luôn muốn được suy tôn, ca ngọi, thiếu vắng tinh thần từ bi và độ lượng, vì họ chỉ nghĩ đến họ mà thôi. Thật là tiếc vì đó cũng là nhân vật, tuy là hư cấu, thuộc đất nước của Lão Trang và những vùng địa hình thấm đẫm tinh thần Thiền học.

Một vị Đại sư Trung Hoa khi thuyết pháp đã giảng:

Thủy lưu bình địa bồn lưu thanh

Do hữu cao đề nhi hữu thanh

Đại đạo vô ngôn chu pháp giới

Nhân tham sân si nhi hữu tranh.

(Khai thiền bất thị lão Hòa thượng)

Trích theo Kinh Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm – HT. Tuyên Hóa)

Tạm dịch:

Đất bằng nước chảy không thành tiếng

Vì có đề cao tiếng mới thành

Đạo lớn không lời cùng Pháp giới

Bởi tham sân si phải đoạt giành.

Cũng trong “Phật pháp giảng giải”, U.Thittila có kể câu chuyện cổ tích về một con gấu mẹ đi kiếm ăn cùng 3 chú gấu con trong một khu rừng. Chúng nhìn thấy một tổ ong trong một cái máng đặt dưới gốc cây, nhưng lại vướng một cành cây lớn lủng lẳng phía trên cái máng. Bầy gấu muốn lấy mật nhưng lại bị cản đường nên gấu mẹ đẩy khúc cây qua một bên để chúng vào, tức nhiên khúc cây đong đưa chạm nhẹ vào đầu gấu mẹ. Tức tối, gấu mẹ liền táng thẳng khúc cây làm văng ra với một lực rất mạnh làm chết một chú gấu con. Điên lên vì giận, gấu mẹ táng vào khúc cây lần thứ hai như trời giáng làm khúc cây văng ra rồi quật mạnh khiến gấu mẹ chết tươi!

Ai giết chết gấu? Phải chăng là sự si mê hay vô minh khiến nó nghĩ khúc cây là kẻ thù, khiến nó trút thù hận vào khúc cây mà cứ nghĩ đó là kẻ thù?

Xã hội chúng ta hôm nay không thiếu những con gấu mẹ ấy. Thử nghĩ bao nhiêu trọng án do si mê gây ra: chồng giết vợ, con giết cha…bạn bè tàn hại lẫn nhau…Con người như khuc cây vô vọng trên dòng cuồng lưu tam độc ấy.

Thế nên Trịnh Công Sơn đã tiếp tục tâm sự:

Biển sóng, biển sóng đừng xô nhau

Ta xô biển lại, sóng về đâu?

Và kêu gọi:

Biển sóng, biển sóng đừng âm u

Đừng nuôi trong đấy trái tim thù.

Đó cũng là mơ ước của những con người thiện tâm và của những dân tộc yêu chuộng hòa bình, trong đó có Việt Nam.