View Edit Attributes History Attach Print Search | ||
Menu | Main / LạiBànThêmVề“phúQuýSinhLễNghĩa” | |
Menu
Options |
Lại bàn thêm về “phú quý sinh lễ nghĩa”Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 114 | NGUYÊN CẨN Phú quý không đính kèm lễ nghĩa Trong VHPG số 109, tác giả Nguyễn Văn Nhật đã đề cập đến mặt trái của hai chữ lễ nghĩa; cho rằng khi nói “phú quý sinh lễ nghĩa”, hàm ý của người xưa là nhắm phê phán thói “trưởng giả học làm sang” trước hiện tượng có nhiều người ném tiền vào những lễ lộc hội hè rơm rả, những kỷ niệm này nọ không mang nội dung văn hóa hay truyền thống. Tác giả cho rằng chính “những cái hoành tráng lồ lộ trước mắt những người dân nghèo lại là những cái lễ mà bất nghĩa”. Cũng như bài viết trên, tác giả so sánh tình trạng phô trương xa hoa và hố ngăn cách giàu nghèo ngày một lớn khi các đại gia trong nước đua nhau sắm Rolls Royce, máy bay riêng. Chợt nghĩ đến chuyện 2 ông Bill Gates và Warren Buffet mang chiến dịch The Giving Pledge (Lời cam kết thi ân) đến Bắc Kinh sau khi đã thuyết phục được 40 tỷ phú Mỹ hứa đóng góp 125 tỷ USD cho mục đích nhân đạo. Điều đáng buồn là rất nhiều người giàu có đã từ chối gặp mặt với Bill Gates và Buffet được dự đình tổ chức vào ngày 29-9 2010 ở Bắc Kinh. Nhiều người khác liên tục gọi điện tới ban tổ chức để tìm hiểu cặn kẽ về nội dung buồi gặp mặt. Tân Hoa Xã cũng dẫn lời Zhang Jing, phát ngôn viên cho Quỹ Bill&Melinda Gates ở Trung Quốc nói rằng họ đang gặp khó khăn trong việc xác nhận sự tham dự của gần 50 người giàu được mời. Tờ Economy Observer cho biết rằng nhiều người siêu giàu ở Trung Quốc đã lo ngại họ có thể “mật mặt tại bữa tiệc”. Gần đây tổ chức Gallup của Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 153 nước và vùn lãnh thổ khác nhau để tìm hiểu về hành vi thiện nguyện bao gồm các hoạt động quyên góp, tình nguyện và dành thời gian giúp đỡ người khác. Kết quả cho thấy 2 nước đứng đầu không phải là những nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà lại là Úc và New Zealand, như được trích trong bản danh sách những quốc gia giàu lòng thiện nguyện hay hào phóng như sau: 1. Australia 1. New Zealand (đồng hạng) 3. Ireland 3. Canada (đồng hạng) 5- Thụy Sĩ 5. Mỹ (đồng hạng) 7. Hà Lan 8. Anh 8. Sri Lanka (đồng hang) 10. Austria Chúng ta không thấy những nền kinh tế lớn khác trong những quốc gia đầu bảng, thay vào đó là những nước có nền kinh tế trung bình như Áo hoặc thuộc hàng yếu kém như Sri Lanka. Lào là quốc gia duy nhất trong khối Asean nằm trong top 20, đứng thứ 11, trong khi Campuchia lại đứng cuối bảng vì chỉ có 2% dân số tham gia công tác xã hội. Việt Nam đứng thứ 138 trong bảng xếp hạng (!) với 17% dân số quyên góp ừ thiện, 6% dân số tham gia công tác thiện nguyện, và 32% số người có giúp đỡ người khác. Có thể chúng ta còn tranh cãi về phạm vi và mức độ chính xác của bản đánh giá, nhưng ít ra kết quả này cũng cho ta một bức tranh hay hình ảnh của chính mình được nhìn nhận bằng lăng kính nước ngoài. Lễ nghĩa không cần đeo mặt nạ Khổng Tử nhấn mạnh nhữn đức tính cần có trong việc lãnh đạo: chính, kính, tín, lễ,và nhân. Muốn cho người khác tin mình thì phải thận trọng lời nói, và lời nói phải phù hợp với hành động. hai đức mà Khổng Tử nhắc nhiều nhất là Nhân và Lễ. Thoạt kỳ thủy “lễ” chỉ có nghĩa là cúng tế. Chu Công chế định “lễ” ó mục đích duy trì trật tự giai cấp trong xã hội “tông pháp” của Tây Chu. Lễ từ đây mang nhiều ý nghĩa chính trị. Khổng Tử trọng lễ không ngoài mục đích lập lại trật tự xã hội, mục đích trị dân. Tuy nhiên, chính ông cũng nhấn mạnh “người không có đức nhân thi lễ với nhạc ra sao? (Nhân nhi bất nhân, lễ như nhạc hà? (Luận ngữ). Không có lòng nhân thì lễ chỉ có hình thức Nhà cầm quyền không có đức nhân, thì càng trọng lễ, càng thủ cựu, càng dễ hóa ra độc tài…Nhân gồm chữ nhị và hai chữ nhân. Hay là người là tình người này đối với người khác, không có tình người thì làm sao hòa hợp nhau được, người này người khác, giai cấp này giai cấp khác, chỉ coi nhau như kẻ thù…lễ chỉ là ngọn, nhân mới là gốc (Khổng Từ, sách của Nguyễn Hiến Lê). Người Trung Hoa có từ ngữ “nội thánh ngoại vương”, nghĩa là trong (thể) có cái đức của ông thánh đem dùng (dụng) ra ngoài, tức giúp đời thì lập được sự nghiệp của một bậc vương, môt ông vua tốt. Nhân là thể mà lễ là dụng gọi là “nội nhân ngoại lễ” thì mới được. Điều đó đang được con cháu của Đức Khổng thực hiện ra sao? Việc một nước đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh kinh tế có bảo đảm rằng đất nước đó sẽ nhận được sự yêu quý và kính trọng của thế giới hya không? Điều ấy còn tùy. Dẫu Trung Quốc đang là một cường quốc phát triển vùn vụt về mọi mặt thì chuyện phú quý chưa hẵn đã đưa nhân dân Trung Quốc đạt được vị thế của những công dân thế giới thứ nhất, mà thực tế đã cho thấy sự phân hóa giàu nghèo hết sứ đáng quan ngại., Người ta biết rằng Trung Quốc cố gắng bằng mọi phương tiện truyền thông và ngoại giao đang muốn đánh bóng tên tuổi của mình như việc mời gọi các ngôi sao ca nhạc và điện ảnh tham dự những chiến dịch quảng bá hay bỏ ra hàng chục tỷ USD để xây dựng những viện Khổng học trên thế giới cùng những chương trình “thể hiện trước công chúng” hoành tráng khác. Nhưng như một nhà báo đã nhận định: “Trung Quốc cna62 làm nhiều hơn nữa để chình sửa hình ảnh của mình. Một khi dân chúng các nước cảm thấy cùng chung bước vơi Trung Quốc mới có thể trở nên được yêu quý hơn nữa trên toàn thế giới”. (Globan Times, 4-8-2010).Nếu chỉ khư khu với “lợi ích cốt lõi” của mình, vơ vét của cải thiên hạ vào kho nhà mình thì rất khó để tự hào là “anh cả” hay “siêu cường” về phương diện tư thế và phong cách. Ngoài ra thanh danh cần phải “sạch sẽ” cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong tác phẩm Collapse (bản tiếng Việt Sụp đổ do Hà Trần dịch, xuất bản 2006), ở chương 12, khi viết về Trung Quốc- Người khổng lồ lắc lư Jared Diamond đã ví Trung Quốc như một trung tâm nhập và xuất khẩu ô nhiễm lớn nhất trên thế giới. Ví dụ như nhập rác thải từ một triệu tấn những năm 1990-1997 đã tăng lên 11 triệu tấn trong những năm 1998-2002. Đồng thời Trung Quốc cũng xuất khẩu ô nhiễm ra nước ngoài. Cụ thể là 3 loại sinh vật gây hại nổi tiếng đang tiêu diệt một lượng lớn cây cố ở Bắc Mỹ là rệp vừng hạ dẻ, giống bọ xén tóc Châu Á, và gần đây nhất là loại cá trắm cỏ. hai loại trước, khi được phát hiện tại Mỹ năm 1996, chúng đã gây tổn hại đến 41 tỷ USD, cón loại sau hiện đã xuật hiện ở 45 bang trên toàn nước Mỹ, cạnh tranh với loài cá bản địa, gây ra những thay đổi lớn về số lượng các loài thực vật dưới nước, các sinh vật phù du, và cộng đồng những loài có xương sống. Dù vô tình hay cố ý thì tình trạng xuất khẩu ô nhiễm này cũng làm giảm bớt hình ảnh tốt đẹp về một nước “vĩ đại”. Chưa kể đến tình trạng khí thải phá hủy tầng ozon, hay nhập khẩu gỗ, xuất khẩu…phá rừng, bởi gỗ cũng đang cung cấp 40% năng lượng cho nông thôn Trung Quốc dưới dạng củi đun. Chưa kể, trong chính sách đối ngoại lễ nghĩa còn là một yếu tố quan trọng, vì nếu đã công nhận “Nhân” làm gốc, thì phải có “thành” và “tín”. Thiếu hai đức tín ấy không thể làm quân vương, làm kẻ lãnh đạo xã tắc hay thiên hạ được. Chính sách ngoại giao phải nhất quán và trung chính. Không thể hô khẩu hiệu như: “Núi liền núi, sông liền sông, như răng với môi” với các nước bạn để rồi rình rập sơ hở mà áp đặt hay thôn tình. Khổng Tử dạy “Kỷ sở bất dục, vật thì ư nhân”. Điều gì mình không muốn thì đừng làm điều ấy cho kẻ khác. Nếu muốn ngư dân mình không bị nước ngoài bắt giữ, ngược đãi thì mình cũng phải có thái độ tương tự với ngư dân nước khác. Không thể tỏ ra khôn ngoan trong bàn hội nghị mà lại ranh ma quỷ quyệt trong thực tế. Bao nhiêu triều đại và tham vọng đã tàn lụi và sụp đổ vì thiếu thành và tín với nhân dân của chính mình, với các nước bạn, kể cả chư hầu. “Chỉ cần bạn có ý tốt thì mọi người sẽ thay đổi cái nhìn về bạn” (HT. Thích Thánh Nghiêm). Thế nên, lễ nghĩa không cần đeo mặt nạ, múa mép khua môi, đánh trống phất cờ mà phải xuất phát từ đáy lòng. Lễ phải xuất phát từ Nhân nếu không chỉ là giả dối và phù phiếm. |
|
View Edit Attributes History Attach Print Search Page last modified on May 24, 2016, at 10:43 AM |