View Edit Attributes History Attach Print Search | ||
Menu | PTL / NguyễnDuVàTruyệnKiều | |
Menu
Options |
Nguyễn Du (1765-1820) Và Truyện KiềuGiới thiệu chungNguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tổ tiên tác giả nhiều đời làm quan với nhà Hậu Lê. Cụ là một sĩ phu có khí tiết : Sau khi Tây Sơn dứt nhà Lê, cụ không chịu ra làm quan, chỉ lấy thú vui săn bắn làm vui. Năm Gia Long nguyên niên (1802) cụ được triệu ra làm tri huyện huyện Phù Dực (nay thuộc tỉnh Thái bình), rồi ít lâu sau thăng làm tri phủ Thường Tín ( Hà Đông). Năm thứ tám (1809) làm cai bạ tỉnh Quảng Bình, năm thứ mười hai thăng Cần chánh điện học sĩ, sung làm chánh sứ sang cống bên Tàu. Khi trở về được thăng Lễ Bộ hữu tham tri. Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820), lại có mệnh sang sứ Tàu, nhưng chưa kịp đi thì cụ mất, thọ 56 tuổi. Nguyễn Du là người học rộng hiểu nhiều , không những tinh thâm Nho học, lại thông đạt cả giáo lý Đạo Phật, đạo Lão. Tác giả để lại nhiều thơ văn bằng chữ Nho như : Thanh Hiên tiền hậu tập, Bắc hành thi tập, Nam Trung tạp ngâm,Lê quí ký sự… Ngoài ra, tác giả còn có biệt tài văn Nôm. Khi đi sứ sang Tàu về, có soạn quyển Đoạn Trường Tân Thanh (dân chúng quen gọi là Truyện Kiều ). Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều : Cốt truyện phỏng theo một quyển tiểu thuyết Tàu có tên là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân , trong đó Kiều là một người con gái lương thiện, tài sắc vẹn toàn, trước đó đã gắn bó với Kim Trọng, thế rồi gặp cảnh gia biến, đành lỗi ước với chàng, đem thân làm gái giang hồ, suốt mười lăm năm luân lạc đau đớn trăm chiều. Thực ra Kim Vân Kiều truyện đã lấy lại cốt truyện của Ngu Sơ tân chí (Dư Hoài) nên biến cuộc gặp gỡ Từ Hải-Vương Thuý Kiều –một con hát tầm thường và một tên cướp bể- thành cuộc gặp gỡ của một giai nhân lương thiện, đầy cảnh ngộ đau thương và một con người anh hùng khí dũng, hùng cứ một phương, từng làm lung lay ngai vàng của triều đại nhà Minh. Tác giả Kim Vân Kiều truyện còn viết thêm đoạn Kim Kiều tái hợp cho có hậu và nêu bật được tấm lòng trong sáng của Kiều khi quyết định chuyển tình chồng vợ sang tình bằng hữu. Một con người tài hoa duyên dáng như thế, tấm lòng giàu lòng nhân ái như thế, lại là nạn nhân của một số mệnh vô cùng khắc nghiệt, đã đẩy đưa nàng đến cảnh thanh lâu mấy lượt thanh y mấy lần. Nhân vật và tình cảnh ấy đã rúng động tâm thức cụ Nguyễn Du đã khiến tác giả viết nên cuốn Đoạn Trường Tân Thanh với hết tâm lực của mình, để bày tỏ mối tình đồng điệu với người cùng hội cùng thuyền “phong vận kỳ oan ngã tự cư”. Tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du cũng không thêm bớt gì trong nội dung cốt truyện. Nhưng nguyên văn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân đã được các nhà phê bình nhận xét : lời tự thuật rườm rà, tỉ mỉ, có đoạn thô lỗ… kết cấu dễ dãi và rời rạc; trái lại, Đoạn Trường Tân Thanh là một công trình nghệ thuật cân đối hoàn hảo, kết cấu chặt chẽ, tình ý khéo léo đậm đà, văn chương cực kỳ tươi đẹp, thắm đượm màu sắc Việt Nam và tràn đầy thi vị. Nội Dung Đoạn Trường Tân Thanh : Các tác giả cổ điển thường cho rằng Đoạn Trường Tân Thanh kể lại cuộc tình duyên giữa Vương Thuý Kiều và KimTrọng; nhưng ngày nay chúng ta có thể tóm tắt Đoạn Trường Tân Thanh là một tác phẩm viêt về số kiếp hẩm hiu đầy nghịch cảnh của một con người: nàng Kiều. Tác phẩm có thể chia thành 3 phần : 1. Thuý Kiều và Kim Trọng gặp gỡ nhau và gắn bó với nhau. 2. Những nỗi đau khổ của nàng Kiều trên bước đường luân lạc. 3. Kim Kiều tái ngộ. Đoạn Trường Tân Thanh còn có thể xem là một tiểu thuyết luận đề, cả đời nàng Kiều cũng chỉ để chứng minh cho thuyết “tài mệnh tương đố”. Kiều đẹp đẽ và tài hoa nên mệnh bạc. Cho nên phần 1 để trình bày định luật đó; phần 2 chứng minh cho định luật, và đến cuối phần 3, ý tưởng tài mệnh tương đố lại được nhắc lại, nhưng bớt khắt khe hơn , vì đoạn cuối tác giả còn cho ta một nhận thức tích cực hơn là thiện tâm của con người có thể cải tạo và chuyển hoá được số mệnh. Tóm lại các chi tiết trong Đoạn Trường Tân Thanh có thể trình bày theo trình tự sau đây : 1. Thuý Kiều và Kim Trọng gặp nhau : Bình giảng một số đoạn thơ1.Kiều Trước mộ Đạm Tiên51. Tà tà bóng ngả về tây GIẢI THÍCH :Yến anh :dt. (Chim yến, chim anh là những giống chim mà con trống con mái thường bay cặp với nhau).- Ở đây chỉ những người hâm mộ tài sắc Đạm Tiên thường lui tới với nàng. Thiên hương: Hương trời. Ở đây chỉ sắc đẹp quí phái của nàng Đạm Tiên. Trâm gãy bình rơi : Láy ý từ câu thơ Đường : “Nhất phiến tình chu dĩ đáo ngạn, bình trâm hoa chiết dĩ đa thời”( Một chiếc thuyền tình vừa ghé đến bến, thì cái bình đã chìm, cành hoa đã gãy tự bao giờ). Trong bài này ý nói Đạm Tiên đã chết rồi. Nếp tử, xe châu : Quan tài bằng gỗ; xe châu : linh xa, xe chở áo quan. Phương chạ loan chung : (Phượng loan là hai giống chim thường dùng để ví với vợ chồng). Ở đây chỉ những kẻ lui tới với Đạm Tiên. Tích lục tham hồng : (Lục và hồng :hai sắc màu đẹp của hoa cỏ mùa xuân). Đây chỉ những kẻ ham chuộng sắc đẹp của nàng Đạm Tiên. Tinh thành : lòng thành của người đời đối với cái tinh anh của quỉ thần. I. ĐẠI Ý :Buổi chiều đi du xuân, trên đường về, mấy chị em Thuý Kiều đi ngang mộ Đạm Tiên. Sau khi nghe Vương Quan kể chuyện đời nàng, một ca sĩ xấu số, chết giữa thời son trẻ, khi tài sắc đang lẫy lừng, Kiều vô cùng thương cảm, than khóc cho người bạc mệnh, thắp hương khấn vái và làm thơ đề vịnh vào gốc cây. Đáp lại lòng thành, Đạm Tiên hiển linh làm ai nấy đều kinh hãi và làm Kiều thêm bồi hồi quyến luyến. II. BỐ CỤC :1/ Câu 51- 54 : Chị em Thuý Kiều trên đường về. 2/ Câu 55- 58 : Cảnh mộ Đạm Tiên. 3/ Câu 59- 80 : Câu chuyện kể sự tích nàng Đạm Tiên. 4/ Câu 81-104 :Những nỗi cảm xúc của nàng Kiều. 5/ Câu 105-118 : Kiều đối đáp những lời chỉ trích của Thuý Vân và Vưong Quan. 6/ Câu 119-132 : Đạm Tiên linh ứng và cảm xúc của Kiều. III. GIẢI THÍCH VÀ PHÊ BÌNH :Trong đoạn thơ này : Kiều gặp Đạm Tiên lần thứ nhất, và đó cũng là lần gặp gỡ quan trọng, vì kể từ nay cái hình bóng ấy luôn ám ảnh tâm trí nàng Kiều, luôn nhắc nhở cái số kiếp đoạn trường mà nàng không sao thoát khỏi. Sau một cuộc du xuân nhộn nhịp giữa bầu trời tươi sáng, êm đềm, cảnh chiều xuống dần, mặt trời đã ngả về tây, chị em trên đường về, mọi vật như sắp chìm vào bóng tối, lòng người cũng lặng lẽ vẩn vơ : Tà tà bóng ngả về tây Nao nao dòng nước uốn quanh Sè sè nắm đất bên đàng Rằng :”Sao trong tiết thanh minh Sở dĩ câu chuyện người khách viễn phương si tình nàng chiếm phần quan trọng (12 câu), bởi lẽ đó là điểm đặc sắc nhất trong sự tích Đạm Tiên. Chính cái mối tình bâng quơ, vô vọng nhưng vô cùng thắm thiết, với hành vi hào hiệp và lãng mạn của người khách viễn phương đã biến đời nàng thành một thiên tình sử bi thảm và bất hủ. Nàng Đạm Tiên hiện ra trong xã hội loài người, tươi đẹp như một bông hoa đang khoe hương sắc, được mọi người đón chào nâng niu, nhưng khi chết lại rơi vào quên lãng, yên nghỉ dưới nấm mồ hoang lạnh, linh hồn phảng phất cùng cỏ cây hoa lá, có lẽ chỉ được an ủi với mối tình quí hoá muộn màng của người khách viễn phương. Tất cả chi tiết thi vị ấy đã rung cảm một cách sâu xa đến tâm hồn vốn đa sầu đa cảm của nàng Kiều. Từ niềm rung động đó, Kiều đã lấy cuộc đời bạc mệnh của Đạm Tiên làm tấm gương soi rọi đến mọi khách má hồng “lời là bạc mệnh cũng là lời chung”. Kiều than khóc cho Đạm Tiên cũng là lời than khóc cho thân phận tất cả mọi người đàn bà và cho số phận mình. Cũng vì xúc động, xem cảnh ngộ của Đạm Tiên như của chính mình nên Kiều mới có những lời mỉa mai, chua chát đến những hạng đàn ông bội bạc : Nào người phượng chạ loan chung, Vân rằng: “Chị cũng nực cười, Phân tích văn chương của cụ Nguyễn Du trong đoạn trích ta có thể xét qua 3 phần : tả cảnh ,kể chuyện đời nàng Đạm Tiên, tả tâm trạng cảm xúc của Kiều sau khi nghe kể chuyện. Cả 3 lãnh vực, bao giờ tác giả cũng sử dụng một bút pháp linh hoạt,sắc sảo, lời văn khi buồn nhẹ nhàng, bâng khuâng ,khi réo rắt, khi ảo não đậm đà…
Trong phần tả cảnh, tác giả sử dụng khá nhiều từ láy : tà tà, thanh thanh,nao nao, nho nhỏ, sè sè, dàu dàu… làm cho câu thơ có âm điệu buồn buồn, êm êm, đều đặn …như những bước chân thong thả của chị em Thuý kiều trên đường về, tâm trí vẩn vơ giữa buổi chiều tà lặng lẽ. Từ nao nao, dàu dàu ngoài việc tả cảnh vật còn có thể diễn tả tâm trạng con người “nao nao trong dạ” , “nỗi buồn dàu dàu”… Tả mộ Đạm Tiên chỉ dùng hai câu : Tả cái chết Đạm Tiên chỉ hai câu lột tả được cái đẹp, sự trang trọng, quí phái, sự ra đi đột ngột và bàng hoàng, câu thơ như bị ngắt đứt lìa đoạn giữa câu 66 :
Phận hồng nhan có mong manh, Tả mối tình si của người khách viễn phương, ái mộ nàng tác giả viết : Tả tâm trạng Kiều cũng vậy, Nguyễn Du đã cho ta thấy câu chuyện về cuộc đời và cái chết của Đam Tiên đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí, tình cảm nàng Kiều, khiến Kiều xúc động mãnh liệt. Khi Kiều thắp hương khấn vái, tác giả đã dùng những từ “gọi là”, “hoạ là” đầy lòng thành kính và cảm động. Gọi là gặp gỡ giữa đường, Một vùng cỏ áy bóng tà, Tóm lại, trong nghệ thuật tả tình và cảnh, tả tâm trạng nhân vật, tác giả luôn dùng từ ngữ, đặt câu… rất chọn lọc, bóng bẩy tài tình, hoặc tự nhiên mà điêu luyện. 2.Kiều Và Kim Trọng Thề Ước Với Nhau429. Đến nhà vừa thấy tin nhà, I. Giải nghĩa :Tiệc hoa (do chữ hoa diên ) buổi tiệc trọng thể. Trướng huỳnh :(huỳnh :con đom đóm) ngày xưa Trác Dận nhà nghèo phải bắt đom đóm thay đèn để học, nên cái màn treo chỗ người học trò gọi là “trướng huỳnh”. Giấc hoè : Theo tích ông Thuần Vu Phần nằm ngử dưới gốc cây hoè, mộng thấy mình thi đỗ, vua gả con, được phong làm thái thú đất Nam kha, vinh hiển đến non 20 năm. Tỉnh dậy chỉ thấy đàn kiến bò bên mình. (còn gọi là giấc Nam kha). Đỉnh Giáp : Núi Vu Giáp, chỗ Sở Tương Vương nằm mộng thấy thần nữ cùng mình ân ái. Non Thần : tên một cù lao ở Thần châu, chỗ thần tiên ở. Đài sen : Chân đèn chạm hình búp sen. Song đào : Cửa sổ có trồng cây đào ở bên ngoài. Chén hà : Chén rượu bằng ngọc đỏ như sắc ráng ở trên trời. Quỳnh tương : Chén rượu quí- Đường thi có câu : “nhất ẩm quỳnh tương bách cảm sinh”: uống chén rượu bằng nước ngọc uỳnh trong bụng sinh ra trăm mối cảm tình. Dải là : giây thắt lưng bằng là. Bình gương : (kính bình) Bình phong làm bằng thuỷ tinh. II. Đại Ý :Nàng Kiều đang đêm sang nhà Kim Trọng. Hai bên đốt đèn thắp hương thề nguyền gắn bó với nhau. III. Bố Cục :Đoạn thơ chia làm 4 phần : IV. GIẢI THÍCH VÀ PHÊ BÌNH :Kiều gặp Kim Trọng lần này là lần thứ tư (lần thứ 1 trong ngày hội du xuân, lần thứ nhì chàng Kim Trọng tỏ tình, lần thứ ba vừa mới xảy ra lúc ban ngày: Kiều sang thăm Kim Trọng để thoả lòng mong nhớ bấy lâu). Không phải như mấy lần trước, không phải để thăm dò tìm hiểu nhau nữa, mà là để cùng hoà hợp hoàn toàn. Tình yêu đã đến độ say sưa nồng nàn , dù mới gặp nhau lúc ban ngày, nàng hãy còn ngây ngất vì hương vị yêu đương, cho nên khi hoàn cảnh cho phép :hai thân còn giở tiệc hoa chưa về, thì Kiều đã quả quyết và liều lĩnh sẵn sàng gặp nhau thêm lần nữa : Cửa ngoài vội rủ rèm the, Những lời nói sao mà oan nghiệt thế! Có những lời nói làm cho con người hưng phấn, vươn lên trong cuộc sống, có những lời nói đưa người ta đến cảnh đoạn trường ! chìm đắm trong đau khổ ! Kim Trọng đón nàng Kiều vào nhà, để đánh dấu cuộc gặp gỡ, hai bên đã cùng nhau thề nguyền dưới ánh trăng , như một hình thức lễ nghi làm cho mối tình thêm tính cách thiêng liêng, để được đồng tâm gắn bó với nhau. Nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du ở đây là tạo ra bầu không khí thật huyền ảo mơ màng, như thực như mộng : nàng Kiều tìm sang nhà Kim Trọng dưới ánh trăng lung linh “nhặt thưa gương dọi đầu cành” còn chàng thì trong phòng đọc sách dưới ánh đèn hắt hiu mờ tỏ. Thứ ánh sáng huyền ảo ấy, tâm hồn con người không còn phân biệt được giữa mộng và thực :trước mặt là nàng Kiều hay là bóng hoa lê : Dưới bóng trăng đêm nay họ đã thề nguyền. Anh trăng đã chứng kiến cho mối tình thiết tha, nồng ấm…nhưng giữa cảnh trời đất bao la mối tình ấy sao mà nhỏ bé, hạnh phúc sao mà mong manh quá, ta tự hỏi biết họ có đươc vuông tròn trước tương lai còn vô cùng và mờ mịt? Văn chương đoạn này thật êm dịu, huyền ảo, bóng bẩy và khéo léo. Những từ ngữ : nhặt thưa, hắt hiu, thiu thiu, giấc hoè, đỉnh giáp non thần, giấc mộng đêm xuân… đã lột tả được bầu không khí nửa thực ,nửa mộng của cuộc gặp gỡ đêm xuân. Những từ ngữ khoảng vắng đêm trường, vì hoa, đánh đường tìm hoa… đã cực tả sự táo bạo, duyên dáng, lãng mạn của nàng Kiều trong mối tình say mê buổi ban đầu ấy. Tóm lại, đoạn văn tả cảnh Kim Kiều tìm nhau giữa đêm huyền ảo, lung linh như mộng như thực… đã diễn tả đến mức sự huyền diệu của tình yêu, chất men không uống mà say, thực mà như mộng … của mối tình Thuý Kiều Kim Trọng. 3.Kiều Gặp Từ HảiLần Thâu gió mát trăng thanh I. Chú thích :Khách biên đình : khách ở chốn biên thuỳ. Lược thao: mưu chước và phép tắc dùng binh. Việt đông : Tên một huyện thuộc tỉnh Phúc Kiến, quê Từ Hải. Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo : lấy ý từ câu thơ Đường của Hoàng Sào “Bán kiên cung kiếm, nhất trạo giang sơn”. Ý nói người anh hùng hồ hải ngang dọc bốn phương. Bình nguyên quân : Người nước Triệu đời chiến quốc, có lòng hiếu khách, trong nhà luôn có 3000 người khách. Thơ Đường có câu : “ Bất tri can đảm hướng thuỳ thị, Linh nhân khước ức Bình nguyên quân” (Chẳng biết tỏ gan mật cùng ai, khiến người lại nhớ Bình nguyên quân). Tấn dương : Đường Cao tổ lên làm vua ở đất Tấn dương. Kiều tỏ ý nói Từ Hải sẽ lên làm vua như Đường Cao tổ. Muôn chung nghìn tứ : (Muôn hộc thóc, nghìn cỗ xe), chỉ sự giàu sang phú quí. II. Đại Ý :Sau khi vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải, người có tướng mạo tài trí và khí dũng của một bậc anh hùng. Hai bên tâm đầu ý hợp và tỏ lòng yêu mến nhau., III. Bố Cục :Chia làm 3 phần : IV. Giải thích và phê bình :Từ Hải đã xuất hiện trong đời Kiều một cách đột ngột, từ một nơi xa xôi tận chốn biên đình : Lần Thâu gió mát trăng thanh Giang hồ quen thói vẫy vùng, Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều, Một đời được mấy anh hùng, Nàng rằng: “ Người dạy quá lời, Thưa rằng : “Lượng cả bao dong, Một lời đã biết đến ta, Đoạn văn đã khắc hoạ một Từ Hải kiêu dũng đi vào đời nàng Kiều đột ngột và mạnh mẽ. Ta không biết xuất xứ và tông tích của chàng, có lẽ tác giả để ta giữ mãi được hình ảnh đẹp về Từ Hải, có lẽ như thế sẽ hay hơn vì : “tout ce quon ne connait pas est tenu pour magnifique”. (Tất cả nhũng gì ta không biết rõ mà đứng xa nhìn ngắm thì giữ mãi được vẽ huy hoàng của nó) Trong tám câu thơ rắn rỏi, âm điệu vững chắc, gãy gọn, từ dùng mạnh mẽ, như phá vỡ sự mềm yếu của thể thơ lục bát, tác giả đã vẽ nên hình ảnh khí phách của một Từ Hải kiêu dũng khác đời : Qua đó, toát lên tài hoa của bút pháp Nguyễn Du khi cần mạnh mẽ, hùng dũng thì bồng bột quật khởi, khi cần êm nhẹ, đằm thắm thì mềm mỏng, dịu dàng hết mức. |
|
View Edit Attributes History Attach Print Search Page last modified on June 03, 2015, at 02:46 PM |