View Edit Attributes History Attach Print Search | ||
Menu | PTL / NamBộCóPhảiCủaNgườiKhmerKhông | |
Menu
Options |
Nam bộ có phải của người Khmer hay không ?PHẠM VĂN CẢNH, Thạc sĩ. Học sử phải hiểu biết sử và sống có hồn sử mới thấy máu cha ông ngàn năm vẫn chảy trong huyết quản chúng ta; mới cảm thấy sợi dây vô hình nối kết đời đời chưa bao giờ làm đứt mạng sống của sử. Trước đây, khi bàn về mảnh đất Nam bộ hay nền văn minh Nam bộ, các sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo… mọi thứ có vật thể và phi vật thể … chúng ta đều có thể qua sách vở thư tịch, sử liệu … mà có thể tìm hiểu được , khái quát được tính cách đặc thù sáng tạo của văn minh Nam bộ nói chung, say sưa với nền văn minh trà đá, hoá giải mọi tị hiềm bằng tình anh em tứ hải giai huynh đệ. Nhưng trong tâm thức không ít đồng bào miền Nam nói chung hay chúng ta nói riêng, những người trẻ đang làm công tác học tập, nghiên cứu khoa học lịch sử .. thì vẫn dấy lên chút mặc cảm về nguồn gốc mảnh đất Nam bộ trước những kiểu lập luận không cần chứng minh rằng “chủ nhân nền văn hoá Ốc Eo, chủ nhân mảnh đất thiêng liêng mầu nhiệm này là tổ tiên của người Khmer”. Ông cha chúng ta đã chiếm đoạt mảnh đất này của người Khmer ! Nếu quả thật như thế, thì thực là một chiến thắng đầy hối hận! Nhưng dưới ánh sáng của những nghiên cứu mới, những chứng cớ mới, những lập luận khoa học … thì vấn đề không phải như vậy. Trước hết, chúng ta chưa bao giờ đặt câu hỏi những điều ta biết có đúng là sự thực lịch sử không ? Thực vậy, khi nghiên cứu sử, cần chú trọng vào sử liệu, tìm hiểu cả độ xác thực của nó, đối chiếu với tài liệu sử nước ngoài, xem xét lập luận có khoa học và logic không, trước khi kết luận ? Đó là bài học đầu tiên ta phải biết. Cho nên, Sau giai đoạn học tập, nghiên cứu về vùng đất Nam bộ, điều tâm đắc nhất của tôi là tôi hiểu nhiều hơn về mảnh đất này, tôi và đồng bào tôi xứng đáng đứng trên mảnh đất này, xứng đáng kế thừa công sức của cha ông, vì ông cha chúng ta đã đổ bao mồ hôi công sức, xương máu và tâm huyết, ngoại giao và hoà bình… để được lịch sử, công luận, quốc tế công nhận là chủ nhân mảnh đất Nam bộ chứ không phải bằng sức mạnh của bạo lực, của chiến tranh để cướp đoạt của kẻ cướp đoạt. Thực vậy, qua các tài liệu khoa học, với những cơ sở trình bày có hệ thống các diễn biến lịch sử, phân tích mọi yếu tố liên hệ đã khẳng định tính chất chính đáng, chính danh… phù hợp với thông lệ quốc tế về quá trình thụ đắc lãnh thổ phía Nam của dân tộc ta, các lập luận khoa học và nghiên cứu gần đây càng góp phần làm sáng tỏ và nâng cao hiểu biết cho công luận về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam bộ. Sở dĩ có ngộ nhận cho rằng vùng đất Nam bộ từ xưa vốn là lãnh thổ của Campuchia, như đã trình bày như trên là vì người ta đã đã xếp chung hai sự kiện nước Phù Nam ở phía hạ lưu sông Mê Kông với nhà nước đầu tiên của người Khmer. Ngay trong một cuộc hội thảo khoa học ở nước ngoài khi bàn về bảo tồn di sản văn hoá , như ở Nara (Nhật) năm 1993, một quan chức Campuchia cũng xếp văn minh Phù Nam vào cái gọi là “dạng thức đặc biệt của nhóm Khmer”.Thực là một cách nói khó thuyết phục. Theo thư tịch cổ Trung quốc (Lịch Đạo Nguyên- Thuỷ Kinh Chú) thì Phù Nam nằm ơ phía nam Lâm Ấp (Champa), các nhà khoa học cũng nhận định rằng nước Phù Nam xuất hiện vào khoảng đầu công nguyên và biến mất vào khoảng thế kỷ thứ VII . Gần đây, cuộc khai quật năm 1944 của nhà khảo cổ học Pháp tại vùng núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn,Tỉnh An Giang) đã phát hiện các đồ vật của một thời đại được gọi là nền văn minh Ốc Eo. Các nhà khoa học cũng kết luận di vật thuộc văn hoáỐc Eo là di tích văn hoá vật thể của nước Phù Nam. Ốc Eo là một nền văn hoá có nguồn gốc bản địa, ít ra là từ thời đại kim khí. Thời cường thịnh nhất, Phù Nam đã từng phát triển thành một đế chế rộng lớn bao gồm toàn phía nam bán đảo Đông Dương (Nam bộ ngày nay, nước Campuchia và một phần Nam Lào), một phần Thái Lan và bán đảo Malaca, nhưng trung tâm văn hoá vẫn là vùng đất Nam bộ. Chủ nhân của nền Văn hoá Ốc Eo không phải là tổ tiên người Khmer, vì dưới ánh sáng của những nghiên cứu mới : di tích văn hoá Ốc Eo khác hẳn với văn hoá Khmer. Các chuyên gia An Độ như Ramesh, Raman và của N. Karashima (Nhật Bản) cho rằng những dấu vết của Chân Lạp (Campuchia) trên đất Nam bộ không thể hiện sự phát triển liên tục của văn hoá Phù Nam. Về phong tục, tang lễ và hôn nhân của Phù Nam gần giống Lâm Ap (Champa); Sử ký nhà Tuỳ (thư tịch cổ Trung quốc) chép rằng nước Chân Lạp ở phía tây nam Lâm Ap, nguyên là một chư hầu của Phù Nam. Đầu thế kỷ thứ VII, nhân lúc Phù Nam suy yếu , Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy. Lãnh thổ Phù Nam về tay Chân Lạp do kết quả của những cuộc chiến tranh. Nhưng việc khai khẩn và cai quản vùng lãnh thổ mới vô cùng khó khăn vì đó là vùng sình lầy, ngập nước, người Khmer thì dân số ít oi chưa thể tổ chức khai thác trên qui mô lớn. Do đó Thuỷ Chân Lạp (Vùng Nam bộ) đã bị quân Srivijaya của người Java chiếm. Cả vương quôc Chân Lạp gần như bị lệ thuộc vào Srivijaya đến năm 802 mới kết thúc. Thời gian từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI , Chân Lạp trở thành một quốc gia cường thịnh, tạo nên nền văn minh Angkor rực rỡ, mở rộng lãnh thổ lên cả Nam Lào và trùm lên khu vực sông Chao Phaya. Trong khi những di tích khảo cổ , thì dấu tích của văn hoá Khmer và văn minh Angkor ở vùng Đồng Nai-Gia Định là hết sức mờ nhạt. Theo Chu Đạt Quan trong Chân Lạp phong thổ ký (bản chữ Hán- mục Sơn xuyên) thì cho đến thế kỷ XIII vùng Nam bộ vẫn còn là một vùng đất hoang vu với … “những cánh đồng bị bỏ hoang phế…cỏ kê đầy rẫy, hàng trăm, hàng ngàn con trâu rừng tụ họp thành từng bầy, tiếp đó là nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm…” Từ thế kỷ XVI triều đình Chân Lạp bị sâu xé do sự can thiệp của Xiêm, và bắt đầu bước vào thời kỳ suy vong, hầu như không có điều kiện để quan tâm đến mảnh đất còn ngập nước phía Đông, trên thực tế họ không đủ sức quản lý vùng này. Trong bối cảnh đó, nhiều cư dân Việt từ Thuận Quảng đã vào vùng Mõ Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam bộ) chịu khai khẩn đất hoang lập làng sinh sống. Vụ hôn nhân năm 1620 giữa vua Chân Lạp và con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên , đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt vốn đã có mặt từ trước, được tự do khai khẩn đất hoang và mở rộng suốt miền Đông Nam bộ. Trong vòng gần 20 năm, vùng đất từ Bà Rịa đến sông Tiền, vốn đã được cư dân Việt đến lập nghiệp từ trước nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế quan trọng, với phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp có thuyền buôn các nước Trung quốc, Nhật Bản, Tây Dương, Bồ Bà (Java) tới buôn bán. Với quá trình lịch sử trên, không thể quan niệm giản đơn là chủ quyền của người Việt trên đất Nam bộ là do chiếm của người Chân Lạp. Chứng cứ lịch sử, cũng như các sử liệu nước ngoài đã cho ta biết rằng quốc gia đầu tiên trên mảnh đất này là Phù Nam, đến thế kỷ thứ VII mới bị Chân Lạp tấn công tiêu diệt. Tuy nhiên Chân Lạp không có đủ điều kiện để quản lý và khai thác vùng này, kéo dài hàng nhiều thế kỷ. Sự sầm uất trù phú của Nam bộ là do công lao khai phá của những cư dân người Việt từ thế kỷ XVII. Người Việt đã sớm hoà đồng với các cộng đồng cư dân tại chỗ và các cư dân mới cùng nhau mở mang, phát triển Nam bộ thành một vùng đất trù phú. Quá trình thụ đắc vùng đất Nam bộ của chúa Nguyễn thông qua việc khai phá mở mang trong lao động hoà bình, kết hợp vối đàm phán ngoại giao để khẳng định chủ quyền. Đó là phương thức được thừa nhận phù hợp với thông lệ lịch sử và các văn bản quốc tế đang lưu hành. Từ đó đến nay, chủ quyền lãnh thổ đã được khẳng định không những bằng thực tế lịch sử mà còn trên các văn bản có giá trị pháp lý được quốc tế công nhận. Trong hơn ba thế kỷ với mọi thăng trầm, nhiều thế hệ người Việt đã đổ bao công sức để khai phá và xây dựng, đã nằm xuống bảo vệ mảnh đất này. Mỗi luống cỏ ngọn rau đều có mồ hôi nước mắt và cả máu của người dân Việt. Chúng ta ngày nay được hưởng bao thành quả lao động của ông cha, đừng bao giờ quên điều đó :
|
|
View Edit Attributes History Attach Print Search Page last modified on June 03, 2015, at 01:30 PM |