Search:
View  Edit  Attributes  History  Attach  Print  Search
Menu PTL / ĐọcTácPhẩmVợNhặtCủaKimLân

Menu

Options

edit SideBar

ĐỌC TÁC PHẨM VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN

KIM LÂN tên thật là Nguyễn Văn Tài (1/8/1920) quê ở làng Phù Lưu, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm . Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ 1941. Sau đó tác phẩm của ông đã được đăng trên các báo “tiểu thuyết thứ 7” và “Trung bắc chủ nhật”. Một số truyện của ông mang tính chất tự truỵên như: Đứa con người vợ lẽ, Cô Vịa, …thể hiện được cái không khí tiêu điều , ảm đạm của nông thôn VN, và cuộc sống lam lũ của người nông dân. Sau đó ông được dư luận chú ý nhiều đến những đề tài văn hóa thôn quênhư Chó săn, Con mã mái, Đôi chim thành,…bộc lộ về vẻ đẹp tâm hồn của những người nông dân hiền lành , chân chất, chăm chỉ. Tuy nhiên với sở thích và vốn hiểu biết của mình về làng quê xứ Việt, ông thường đem đến cho người đọc những sự cảm thông , rung cảm với những đề tài nóng bỏng nhân văn của mình. Là 1 cây bút truyện ngắn vững vàng , ông đã thành công với nhiều tác phẩm .Nhưng ở đây chúng ta chỉ chú ý đến những tác phẩm có cái tên thật ấn tượng mà thôi. Đó chính là tác phẩm “Vợ nhặt” nguyên tác “ Xóm ngụ cư”.

“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!"
Lời hát vần bông đùa ấy đã dẫn đến 1 câu chuyện tình thật ngộ nghĩnh. Nhà văn Kim Lân , người viết truyện ngắn có tài đã kịp thời khám phá ra 1 tình huống thật độc đáo khiến cho truyện ngắn “Vợ nhặt” có sức hấp dẫn và có tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Trước hết chúng ta hãy ngẫm nghĩ về cái tên tác phẩm: Người ta thường nói vợ đẹp , vợ hiền, vợ như tiên,… không ai lại để 1 động từ phía sau từ “vợ” để định danh, để xác đinh 1 phẩm chất. Nhất là khi động từ đó lại là một động từ không được xem là 1 mỹ từ :”nhặt”. Cả 2 từ ghép lại:”vợ nhặt” có nghĩa là cô vợ ấy được người chồng của mình nhặt về như 1 thứ đồ rơi , như 1 vật thể người ta vứt bỏ mà mình còn tận dụng. Nó cũng đồng nghĩa với việc ám chỉ người vợ không ra gì , giá trị của cô chỉ ngang tầm với 1 đồ vật “xí được” bên lề đường không ai cần đến. Hiểu như thế chúng ta cũng phải hiểu rằng không phải ngẫu nhiên mà Kim Lân để cho cô vợ nhặt đi hết tác phẩm 1 không có 1 cái tên của riêng cô. Như ông đã cắt nghĩa: “Nhặt tức là nhặt nhạnh , nhặt vu vơ”. Trong cảnh đói 1945 người dân lao động thường khó ai thoát khỏi cái chết. Bóng tối của nó phủ xuống xóm làng. Trong hoàn cảnh ấy giá trị của 1 con người vô cùng rẻ rúng. Người ta có thể dễ dàng dắt được 1 cô vợ về nhà chỉ cần nhờ vào mấy bát bánh đúc ngoài chợ. Như vậy còn gì là cái thiêng liêng , cao quý khi người ta gọi nhau bằng 2 tiếng “vợ , chồng”. Thật đúng là vợ nhặt , là thứ vợ mà người ta không thèm đinh giá, hay có định thì cũng chẳng hơn gì 1 bát cháo , 1 muỗng cơm.

Tác phẩm đã tái hiện được 1 cách rất sống động và cụ thể nạn đói 1945. Cái đói đã làm cho xóm ngụ cư vốn nghèo càng trở nên xơ xác , thê lương. Cái đói đã khiến cho bọn trẻ con “ngồi ủ rũ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích”, nhiều người “xanh xám như những bóng ma và năm ngổn ngang khắp lều chợ”. Cảnh tang tóc bao trùm cà cái xóm ngụ cụ :”Người chết như ngã rạ…không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và xác người. Dây chính là minh chứng hùng hồn và thuyết phục nhất về tội ác tày trời của bọn phát xít Nhật: Đằng thì chúng bắt giồng đauy, đằng thì chúng bắt đóng thuế.”

Nghệ thuật dựng truyện thật đơn giản nhưng chặt chẽ , với giọng văn mộc mạc giản dị, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo của Kim Lân. Chẳng hạn, nhà văn đã sử dụng nhiều biện pháp phong phú để diễn tả tâm lý của nhân vật, mà nhân vật chính thể hiện 1 các xuất sắc nhất đó chính là anh nông dân Tràng. Có lúc ông diễn tả qua cử chỉ , lời nói, nét mặt,… có lúc lại diễn tả bằng những ý nghĩ thầm lặng bên trong nội tâm nhân vật. Tiêu biểu đó là đoạn mở đầu tác phẩm khi Tràng dẫn vợ về nhà vào 1 buổi chiều đói khát. Ở đây, tác giả đã chú ý rất kỹ đến cử chỉ và nét mặt ngỡ ngàng của 1 anh chàng quê kệch nay bỗng “nhặt “ được vợ 1 cách dễ dàng: “Hắn tủm tỉm cười nụ 1 mình và 2 mắt thì sáng lên lấp lánh”, “cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Vợ chồng Tràng đi bên nhau trước cặp mắt tò mò của những người dân xóm ngụ cư và lời lẽ trêu đùa của lũ trẻ:”chông vợ hài”. Vì “chẳng biết nói thế nào” nên cuộc đối thoại giữa Tràng và cô vợ mới thật rời rạc, nhát gừng, cộc lốc, không chuyện nào đến đầu đến đũa.

Xen vào đó là một cái gì đó như mầm sống nhú lên giữa những cảnh đời bất hạnh:”Trong 1 lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống tối tăm ê chề hàng ngày,quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe doạ , quên cà những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn là tình nghĩa đối với nghười đàn bà đi bên cạnh.Một cái gì mới mẻ, lạ lắm , chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo kh ấy, nó ôm ấp, mơm man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.” Điều đó làm lóe lên ánh sáng nhân văn của tác phầm đó là Niềm tin vào cuộc sống. Người dân lao động dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết cũng khao khác hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng , vẫn tin vào sự sống và vẫn hy vọng ở tương lai. “Có cái gì đó lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”. Còn bà cụ Tứ dù lo âu nhưng niềm vui vẫn nở trên khuôn mặt. Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời, bà cụ tin như thế và bà trở nên “nhẹ nhõm tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn dọn dẹp quét tước nhà cửa. Nhình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời học có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”.

Phát hiễn 1 tình huống độc đáo oái oăm, Kim Lân đã có thể đưa đến 1 chủ đề hết sức nhân bản là trong hoàn cảnh đói khổ nghèo hèn, thậm chí trước cái chếtngười lao động vẫn hướng về sự sống , vẫn khát khao hạnh phúc vẫn tin tưởng vào ngày mai.

“Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ , ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới , điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy…” ( trích Mùa Lạc_Nguyễn Khải)

Trên đây chúng ta đã bàn đôi nét về tác phẩm Vợ Nhặt nhưng đấy cũng chỉ là 1 số ý kiến chủ quan .

Tất nhiên tác phẩm nào cũng vậy - vẫn luôn có cái chung đó là đề cao cái chân, thiện ,mỹ . Nhưng trong cái "chung" vẫn luôn có bóng dáng cái "riêng" - cái riêng đặc thù kia không hề làm hỏng cái chung ma lại làm cho cái chung kia trở nên muôn màu , muôn vẻ - trong một rừng hoa bừng nở - mỗi loài hoa đều đóng góp cái đẹp vào cái toàn thể mà vẫn giữ được nét riêng không lẫn lộn cuả mình . Sẽ buồn thay , sẽ đơn điệu thay nếu mọi loài hoa đều nở ra một thứ hoa . Cuộc sống vốn muôn hình vạn trạng thì các tác phẩm cũng như vậy - vừa giống nhau lại vừa khác nhau – Vợ Nhặt vừa giống những tác phẩm đậm đà chất nông thôn, niềm tin vào cuộc sống khác lại vừa mang nét đặc thù cuả chính nó . Đó là những điều chúng tôi muốn nêu lên với mong muốn mang đến cho các bạn thưởng thức hương thơm của một loài hoa trong số muôn ngàn bông hoa vạn sắc vạn hương.